0904 488 036
Danh mục tin
Hỗ trợ trực tuyến

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện

Lý do phải bảo dưỡng máy phát điện định kỳ:

1. Vì: Máy phát điện là nguồn điện dự phòng rất quan trọng khi mất điện lưới. Nên Máy phát điện luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động với độ tin cậy cao nhất.
2. Bảo dưỡng máy phát điện định kỳ giúp tăng tuổi thọ động cơ, tránh những hư hỏng nhỏ ( thường những hư hỏng nhỏ là tiền đề của những hư hỏng lớn).
3. Tiết kiệm nhiên liệu, chi phí vận hành, chi phí sửa chữa.
4. Tiết kiệm thời gian và chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lý do phải bảo dưỡng máy phát điện định kỳ:

1. Vì: Máy phát điện là nguồn điện dự phòng rất quan trọng khi mất điện lưới. Nên Máy phát điện luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động với độ tin cậy cao nhất.
2. Bảo dưỡng máy phát điện định kỳ giúp tăng tuổi thọ động cơ, tránh những hư hỏng nhỏ ( thường những hư hỏng nhỏ là tiền đề của những hư hỏng lớn).
3. Tiết kiệm nhiên liệu, chi phí vận hành, chi phí sửa chữa.
4. Tiết kiệm thời gian và chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN

Loại công việc

Mô tả công việc

Ghi chú

Bảo trì chế độ A

Kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng/lần hoạt động ở chế độ dự phòng

Sau 06 tháng họat động ở chế độ dự phòng hoặc sau 250 giờ máy hoạt động (Bảo trì )

- Kiểm tra báo cáo chạy máy

- Kiểm tra động cơ:

  • Rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát.
  • Thông số đồng hồ và hệ thống an toàn.
  • Kiểm tra áp lực nhớt.
  • Kiểm tra tiếng động lạ.
  • Kiểm tra hệ thống khí nạp.
  • Kiểm tra hệ thống xả.
  • Kiểm tra ống thông hơi.
  • Kiểm tra độ căng đai.
  • Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
  • Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế. (Nếu có… )

-Bảo trì lần thứ nhất

  • thay bộ lọc nhớt
  • Thay bộ lọc nhiên liệu
  • Thay nhớt máy
  • Vệ sinh bộ lọc gió

Thời gian hoạt động của máy từ 0 giờ đến 1000 giờ chạy máy

Bảo trì chế độ B

Mỗi 500 giờ hoặc 12 tháng hoạt động ở chế độ dự phòng

Sau 2 – 5 năm họat động ở chế độ dự phòng

(Tiểu tu )

* Kiểm tra và bảo trì động cơ:

Lặp lại các bước kiểm tra định kỳ chế độ A.

- Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, nếu thiếu phải châm thêm.

- Kiểm tra hệ thống lọc khí:

  • Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm, các mối nối.
  • Kiểm tra bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp.
  • Thay thế bộ lọc gió, nếu cần.

- Kiểm tra hư hỏng, nứt hoặc vặn đai (thay thế nếu cần).

- Kiểm tra tình trạng cánh quạt.

- Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt.

- Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế.

* Thay:

  • Nhớt máy.
  • Lọc nhớt, dầu và nước, lọc gió (nếu cần).
  • Nước làm mát

- Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện

Từ 1000 giờ đến 2000 giờ

Bảo trì chế độ C

Mỗi 2000 giờ hoặc 04 - 07 năm hoạt động

ở chế độ dự phòng( Trung tu lần 1)

 

- Làm sạch động cơ.

- Điều chỉnh khe hở xúp bắp & béc phun.

- Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ.

- Bôi mỡ bánh căng đai, phần ngoài động cơ.

- Kiểm tra và thay thế những đường ống hư.

- Bình điện. ( Thay mới nếu không đủ điện )

- Xiết lại những bulông bị lỏng.

- Kiểm tra toàn bộ máy phát điện.

- Đo và kiểm tra độ cách điện ( Đầu phát điện )

- Sau 2000 - 6000 giờ máy họat động phụ tùng cần thay .

  • Bộ lọc nhớt
  • Bộ lọc nhiên liệu
  • Bộ lọc nước
  • Dây Curoa phần trục và máy phát xạc bình ( Nếu cần)
  • Nước làm mát
  • Ong cấp nhiên liệu, các van ống ( Ong dầu nềm )

Từ 2000 giờ đến 6000 giờ

Lưu ý:

Phải có dụng cụ chuyên dùng

 

Bảo trì chế độ D

Mỗi 6,000 giờ hoạt động hoặc 07 - 10 năm

ở chế độ dự phòng (Trung tu lần 2)

 

- Lập lại chế độ bảo trì C. ( Trung tu )

  • Làm sạch động cơ
  • Kiểm tra hệ thống làm mát

- Làm sạch và cân chỉnh béc phun, bơm nhiên liệu: thực hiện trên máy chuyên dùng tại xưởng.

- Làm sạch bên ngoài hệ thống làm mát: dùng máy phun hơi nước nóng.

- Làm sạch và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát: Dùng chất xúc rửa chuyên dùng của Fleetguard.

- Tháo rã, làm sạch và kiểm tra; Nếu phát hiện chi tiết hư hỏng thì sẽ thay thế phần Gate nhớt giữa lốc máy và gate

  • Puli cánh quạt.
  • Bộ tăng áp.
  • Bộ giảm chấn.
  • Puli giảm chấn.
  • Puli bơm nước
  • Bơm nhớt dưới gate
  • Máy phát xạc bình
  • Bơm cao áp
  • Các đường ống dẫn nước và khí nạp

- Thay :

  • Bộ sửa chữa bơm nước. ( nếu cần )
  • Bơm nhớt bôi trơn. ( Nếu cần )
  • Bộ sửa Puli trung gian.
  • Thay nước làm mát. + lọc nước
  • Thay lọc nhiên liệu và lọc nhớt

Lưu ý:

Phải có dụng cụ chuyên dùng


Bài viết khác