CẤU TẠO THANH DẪN ĐIỆN BUSWAY

1. Cấu tạo vỏ:

 Vỏ nhôm: LS Cable, GE Mỹ, GE China, MM HongKong , Siemens Việt nam, PPB LS Cable và GE sản xuất tại Mỹ dùng vỏ nhôm đúc 2 mảnh sơn tĩnh điện. Các hãng còn lại dùng vỏ nhôm 4 mảnh. Khi kết nối, vỏ nhôm 2 mảnh cần hai hàng ốc vít còn vỏ nhôm 4 mảnh cần phải có 4 hàng ốc vít hoặc đinh tán để bắt chặt.

Vỏ Nhôm đúc 2 mảnh trên thế giới chỉ có của LS Cable và GE sản xuất tại Mỹ (GE sản xuất tại TQ dùng vỏ nhôm 4 mảnh). Về nguyên lý, khi chế tạo 4 mảnh, sẽ rất dễ dàng, nhưng do phải kết nối vào 4 hàng nên không chắc chắn bàng vỏ nhôm 2 mảnh ( chỉ cần kết nối 2 hàng). Hiện các thng hiệu hàng đầu thế giới Siemens, LS Cable, GE, Cutler Hammer đều chuyển sang công nghệ vỏ nhôm từ 5-6 năm nay.

Vỏ sắt: gồm có Henikwon, Translite, Megaduct

Vỏ Nhôm + Sắt: Schneider ( sx tại TQ), chào bán vào Việt nam. 2 mảnh nhôm + 2 mảnh sắt.

Do ưu thế vuợt trội của vỏ nhôm so với vỏ sắt, nên các hãng lớn đã loại bỏ vỏ sắt, mà chế tạo vỏ nhôm từ 5-6 năm nay. Do:

- Sắt nặng hơn nhôm nhiều, do đó khi treo, thanh dẫn vỏ nhôm đảm bảo an toàn hơn 
- Sắt toả nhiệt kém hơn nhôm, nên khi dùng vỏ sắt, hệ thanh dẫn nóng hơn và tổn hao năng lượng nhiều hơn, dòng danh định giảm so với thiết kế. 
- Sắt dẫn điện kém hơn nhôm nhiều, nên dùng vỏ sắt làm cực nối đất, sẽ chỉ có thể đạt tối đa 50%E. Trong khi dùng vỏ nhôm đạt trên 100% E.

2. Cấu tạo lõi dẫn điện:

Lõi dẫn, về nguyên tắc, chỉ có thể là nhôm (AL) hay đồng (CU), độ tinh khiết lên đến 99,99%.

Đặc điểm của Đồng là độ dẫn điện lớn hơn 99%, nhôm là 63-67% nên bù lại, khi dùng Nhôm, phải dùng thanh có tiết diện lớn hơn (nhưng vẫn nhẹ hơn, và rẻ hơn, khi cùng dòng hoạt động). 
Vậy giữa Đồng và Nhôm, khách hàng nên chọn loại nào ? 
Trước đây do thói quen từ Cáp điện, hầu hết khách hàng tại Việt nam đều dùng Đồng, từ cuối 2007 đến nay, do cập nhật thông tin thị trường thế giới, số lượng các công trình dùng Busduct Nhôm tăng đáng kể. 
Với dây cáp Đồng có độ dẻo nên dễ uốn, còn với thanh dẫn thì không cần uốn, nên dung lõi nhôm trong các building thương mại là phù hợp nhất, vì kích thước lớn hơn không đáng kể, nhưng giá thành nhìn chung rẻ hơn 30% - 50% (tuỳ theo các phụ kiện đi kèm nhiều hay ít, vì giá nhân công của phụ kiện nhìn chung là như nhau cho cả Busway Đồng và Busway Nhôm).

Vậy khi nào cần dùng thanh dẫn ruột Đồng ? 
Nhà sản xuất đã phân loại công trình nên dùng Đồng là: Các Bệnh viện, Các trung tâm dữ liệu, các nhà máy bán dẫn, các trung tâm nghiên cứu và công nghệ cao,…Còn các cao ốc thương mại toàn bộ nên dùng Nhôm do tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí, tuổi thọ đảm bảo như thanh dẫn ruột Đồng.

Ngoài ra, do đặc điểm chế tạo, 1 số hãng chỉ có bus duct Nhôm lến đến 4000A, chứ không có loại 5000A, hay 6300A, trong trường hợp này, thường đề nghị dùng Đồng để tránh cạnh tranh với các hãng khác khi các hãng kia có loại busduct Nhôm loai lớn ( khách hàng không được lợi từ các đề nghị như thế này, mà phải trả rất cao cho bus duct Đồng khi dùng loại dòng hoạt động lớn).

Hàn quốc, Nhật bản, châu Âu, gần như 100% cao ốc thương mại đều dùng Nhôm, vừa rẻ hơn 30%, vừa nhẹ hơn, mà tổn hao so với Đồng không đáng kể, độ sụt áp gần tương đương.

3. Cấu tạo vật liệu cách điện:

Đây là vấn đề đang gây tranh cãi trong các hãng, và hãng nào chế tạo loại nào đều nói loại của mình tốt nhất.

Theo quy định của IEC 60439-1/2, nhiệt độ của thanh dẫn đều không đuợc phép vượt quá 95 độ C ( và không được vượt quá 55 độ C trên nền nhiệt độ môi trường, và cũng không vượt quá 90 độ C). Tất cả các hãng đều dùng vật liệu cách điện vượt quá chuẩn này: 
Do vậy việc dùng loại vật liệu chịu nhiệt phổ biến 130 độ C là vuợt xa chuẩn IEC. Ngoài khả năng chịu nhiệt, các loại vật liệu khác nhau còn có các đặc tính khác. Polyester 130 độ C, Mylar 150 độ C, Epoxy từ 130-170 độ C ( tuỳ phụ gia).

Thanh dẫn dẫn điện đuợc dùng bắt đầu từ khoảng năm 1980. Lúc đó vật liệu cách điện là Polyester ( bản lớn, rồi gấp lại, dán băng keo). nhưng có thể dùng tốt cho khu vực châu Âu, Hàn quốc, Nhật ( độ ẩm không khí thấp hơn 60%).

Sau đó, Tập đoàn Dupont của Mỹ sản xuất ra vật liệu Mylar để các hãng dùng cuốn vào thanh dẫn từ 2-3 lớp. Vật liệu này giảm độ ẩm của thanh dẫn. Tuy nhiên do bản chất của vật liệu này là độ cách điện không cao ( sau khi lắp đặt chỉ đạt từ 5-12 Mega Ohm). Nên các nhà sản xuất Mỹ nghiên cứu và đưa Epoxy vào làm vật liệu cách điện cho thanh dẫn. Và bắt buộc các hãng bán tại Mỹ phải dùng Epoxy. Do có các đặc điểm vượt trội sau:

- Độ cách điện cao gấp đôi của Mylar ( sau khi lắp đặt xong đạt từ 20 - 50 Mega Om) 
- Tuổi thọ EPOXY đạt từ 50-70 năm (Do Epoxy là vật liệu cách điện truyền thống và tuổi thọ được khẳng định), Nhưng Mylar, thì chưa ai dám khẳng định tuổi thọ, tuy nhiên thực tế đã có trên 40 năm và Mylar vẫn dùng tốt. 
- EPOXY bám chặt vào thanh dẫn thành 1 khối, khả năng chống thấm nước rất tốt. Tuy nhiên khi thanh dẫn bị ngấm nước, cả Epoxy và Mylar đều bị sự cố.

Nhưng chế tạo Epoxy theo phương pháp nhúng ( fluidizing) thì cần có dây chuyền công nghệ, và bí quyết pha chế Epoxy + các phụ gia, để bám chặt vào thanh dẫn, và có độ dẻo. Do vậy, chỉ có công nghệ Epoxy Mỹ là đáp ứng được. Các hãng GE, SIEMENS, SCHNEIDER, Cuttler Hammer đều phải sản xuất Epoxy tại Mỹ ( duy nhất Schneider thêm lựa chọn Mylar cho khách). LS Cable, do muốn xuất khẩu toàn cầu, nên mua công nghệ EPOXY Mỹ, và thuê toàn bộ các kỹ sư EPOXY ( người Mỹ, Hà lan) đã làm cho các hãng GE, Schneider tại Mỹ sang HQ để chuyển đổi sang công nghệ Epoxy đúng theo công nghệ Mỹ. Trải qua 3 năm bán đại trà, công nghệ này của LS Cable chứng tỏ có chất luợng rất cao và tương đồng với GE Mỹ. Đồng thời 2 hãng LS Cable ( sx tại HQ) và GE (sx tại Mỹ) do chế tạo vật liệu cách điện Epoxy và vỏ nhôm đúc 2 mảnh, nên đạt dòng ngắn mạch 1s và 3s cao nhất thế giới, lên đến 200kA cho dòng 4000A trở lên ( do các trung tâm Asta, Kema xác nhận, và ghi trong catalogue). (Ghi chú:GE sản xuất tại TQ đang đuợc chào bán tại Việt nam có vỏ nhôm 4 mảnh, và dùng mylar, khả năng chịu ngắn mạch thấp hơn nhiều so với GE sản xuất tại Mỹ)